Hoàn cảnh Chiến_tranh_Kế_vị_Tây_Ban_Nha

Châu Âu trước khi nổ ra Chiến tranh Kế vị Tây Ban Nha.

Cuối những năm 1690, việc sức khỏe nhà vua Carlos II của Tây Ban Nha ngày càng suy nhược đã tạo ra vấn đề to về việc ai sẽ kế nghiệm ông, một vấn đề mà nhiều chính khách châu Âu đã che giấu nó trong nhiều thập niên. Vào cuối thế kỉ XVII Tây Ban Nha đã không còn là bá chủ châu Âu, nhưng Đế quốc Tây Ban Nha – về cơ bản vẫn là một liên minh rộng lớn khắp toàn cầu, mà người Tây Ban Nha thường gọi đó là 'nền quân chủ' – vẫn còn sức bật dậy.[3] Bên ngoài Tây Ban Nha, những lãnh địa khác của Carlos II tại châu Âu có thể kể đến như Đảo Balearic, Hà Lan thuộc Tây Ban Nha, Milan, Sicily, Naples, Sardinia, Finalebang Presidi trên bờ biển Tuscan; lãnh địa hải ngoại bao gồm Philippines, Tây Ấn thuộc Tây Ban Nha, Florida, phần lớn Bắc và Nam Mỹ cùng nhiều thành thị ở Bắc Phi. Đế quốc tuy đã suy yếu, nhưng vẫn là đế quốc có nhiều lãnh địa hải ngoại nhất ở châu Âu, và những hành động của nó vẫn ảnh hưởng lớn đến vũ đài chính trị ở châu Âu và cả thế giới.[4]

Carlos II trở thành vua sau cái chết của phụ thân ông ta, Felipe IV, năm 1665, nhưng sức khỏe của ông không được tốt và không thể có con; ông là thành viên cuối cùng của HabsburgTây Ban Nha và ông đã sống lâu hơn nhiều so với dự đoán của một số người. Khi Hiệp ước Ryswick (Rijswijk) kết thúc Chiến tranh Chín năm (1688–97), các chính trị giachâu Âu hướng sự chú ý của họ về vấn đề kế vị Tây Ban Nha bởi trước cái chết của Carlos II trong tương lai. Cuối cùng, những ứng viên có tư cách kế vị là con cháu đến từ dòng họ Bourbon của vua Louis XIV của Pháp, và nhà Habsburg ở Áo và Thánh chế La Mã, Leopold I, tất cả họ đều là con rể của vua Felipe IV của Tây Ban Nha và cháu của Felipe III, và cả hai bên đều vững tin về khả năng nối ngôi của họ. Tuy nhiên, nếu họ kế vị thì thế cân bằng quyền lực ở châu Âu sẽ nghiêng hẳn về phía Pháp, hoặc Áo, do đó các mối nguy cơ về một thế lực khác sẽ làm bá chủ là vấn đề quan tâm chung của các cường quốc khắp châu Âu.[5]

Các yêu sách đối đầu

Chân dung Louis XIV (1638–1715). Tranh sơn dầu vẽ bởi Hyacinthe Rigaud c. 1701. Chiến tranh Kế vị Tây Ban Nha diễn ra vào những năm cuối thời Louis XIV.

Không giống như ngai vàng Pháp, ngai vàng Tây Ban Nha có thể cho tất cả con cháu đều có quyền kế vị, mặc dù dòng nữ vẫn phải đứng sau dòng nam.[6] Những người tiếp theo trong danh kế kế vị Carlos II, vì thế là hai người chị của ông ta: Maria Theresa, Trưởng Công chúa, và Margarita Teresa, Thứ Công chúa. Maria đã kết hôn với vua Louis XIV năm 1660 và có một người con với ông, Louis, Thái tử Pháp. Đáng lý ra thì thái tử là người nối ngôi đương nhiên, nhưng Maria đã tuyên bố bỏ quyền kế vị để đổi lấy một khoản tiền hồi môn là nửa triệu lạng vàng.[7] Trong chúc thư của cha bà ta, Felipe IV, đã nhắc lại sự việc này và công bố rằng quyền kế vị của cả vương quốc Tây Ban Nha sau Carlos sẽ là con gái nhỏ của ông, Margarita. Tuy nhiên, người Pháp, lấy một phần lý do là của hồi môn không bao giờ được trả, vì thế sự từ bỏ của Maria không được chấp nhận. Cũng không rõ liệu công chúa có bỏ luôn quyền kế vị dành cho những đứa trẻ của bà chào đời sau này hay không.[8]

Leopold I kết hôn với Margarita Teresa năm 1666. Khi bà chết năm 1673 đã để lại một người thừa kế, Maria Antonia, người mà năm 1685 đã kết hôn với Max Emanuel, Tuyển hầu Bavaria. Không lâu trước khi chết vào năm 1692, bà ta hạ sinh một cậu bé, Joseph Ferdinand. Khi kết hôn, Maria đồng ý từ bỏ quyền kế vị ngôi vua Tây Ban Nha cho những người con thứ của Leopold I với đệ tam hoàng hậu: người anh là Đại Công tước Joseph (sinh 1678), về sau nối ngôi Leopold trên cương vị hoàng đế và nhà cai trị của các lãnh địa của nhà Hasburg thuộc Áo, và người em là Đại Công tước Karl (sinh. 1685), người mà Leopold I coi như ứng viên kế vị ngôi vua Tây Ban Nha.[9] Tuy nhiên, sự từ bỏ của Maria Antonia bị nghi ngờ và không được công nhận ở Tây Ban Nha, thay vào đó, Hội đồng quốc gia ủng hộ ứng viên Joseph Ferdinand – cháu cố của Felipe IV – sẽ kế thừa toàn bộ đế chế. Quyền kế vị của hoàng tử Bavaria cũng nhận được sự ủng hộ của các cường quốc hàng hải (AnhCộng hòa Hà Lan) mặc dù họ từng đảm bảo với Leopold I về vấn đề kế vị Tây Ban Nha trong liên minh năm 1689, công nahanj rằng Nhà Wittelsbach không phải là mối đe dọa đối với thế cân bằng quyền lựcchâu Âu.[10]

Nếu được chọn, Louis XIV có thể đã can thiệp vào Tây Ban Nha bằng vũ lực, tuy nhiên Chiến tranh Chín năm đã khiến cho quốc khố của Pháp kiệt quệ. Hơn thế nữa, cuộc chiến tranh với người Ottoman của Leopold I tại Balkans đã sắp kết thúc thắng lợi, và Hoàng đế sẽ sớm chuyển sự quan tâm của ông ta về phía tây và củng cố tư cách kế vị ở Tây Ban Nha. Để tìm kiếm một giải pháp thỏa đáng và cũng là tìm sự hỗ trợ, Louis XIV dàn hòa với đối thủ lâu năm của ông ta, William xứ Orange, người hiện là Thống đốc Hà Lan và Vua của Anh (vương hiệu William III). Anh và Cộng hòa Hà Lan cũng có những lợi ích thương mại, chiến lược và lợi ích chính trị của họ trong đế quốc Tây Ban Nha, và họ đều mong muốn lập lại hòa bình. Tuy nhiên, các cường quốc ven biển này đang suy yếu và thế lực của họ cũng bị suy giảm vào thời điểm kết thúc của Chiến tranh Chín năm. Louis XIV và William III, do đó, tìm cách giải quyết vấn đề ở Tây Ban Nha thông qua thương lượng, dựa trên những nghị định phân chia (lúc đầu đều không thông qua triều đình Tây Ban NhaÁo) có hiệu lực sau khi Carlos II chết.[11]

Các thỏa thuận phân chia

Hiệp ước phân chia lần thứ nhất, được ký kết giữa Công tước TallardBá tước Portland ngày 26 tháng 9 năm 1698 và được phê chuẩn ngày 11 tháng 10, theo đó các vùng Naples và Sicily, cảng Tuscan, Finale, và Basque thuộc tỉnh Gipuzkoa, được trao cho thái tử Pháp; con trai thứ hai của Leopold I, Đại Công tước Karl, sẽ nhận Lãnh địa Công tước Milan và các vùng phụ cận. Tuy nhiên, hầu hết lãnh thổ đế chế - bao gồm bán đảo Tây Ban Nha, Hà Lan thuộc Tây Ban Nha, Sardinia, và các lãnh thổ hải ngoại – sẽ được trao cho hoàng tử Bavaria, Joseph Ferdinand.[12] Nếu Joseph lên ngôi, ngai vàng Tây Ban Nha vẫn được độc lập khỏi các thế lực của Pháp và Áo, nhưng cậu ta lại qua đời vào tháng 2 năm 1699 đã dẫn đến hiệp ước phân chia thứ hai, được ký kết giữ William III và Tallard ngày 11 tháng 6, sau đó được phê chuẩn bởi Quốc hội Hà Lan ngày 25 tháng 3 năm 1700.[13]

Chân dung của Leopold I, Hoàng đế La Mã Thần thánh (1640–1705). Khuyết danh.

Đế quốc Tây Ban Nha lúc này sẽ được phân chia giữa ba ứng viên còn sống. Theo hiệp ước mới, Đại Công tước Karl sẽ nhận được phần lớn Tây Ban Nha, Hà Lan thuộc Tây Ban Nha, Sardinia, và các lãnh thổ hải ngoại. Thái tử Pháp sẽ nhận Gipuzkoa, và phần còn lại thuộc Tây Ban Nha trên bán đảo Italia, nhưng Milan sẽ được trao đổi với Lãnh địa công tước Lorraine, những vùng này sẽ được nhập vào nước Pháp.[14] Đối với Leopold I, việc chiếm được Tây Ban Nha và hệ thống thuộc địa của nó không thể sánh được với việc giành quyền kiểm soát bán đảo Ý, đặc biệt là Milan, vùng đất mà ông coi là lá chắn cần thiết cho sườn tây nam Áo quốc. Mặc dù Leopold I và các quan đầu triều của ông ta có thể chấp nhận một ố điều trong nghị định, họ lại không đồng ý từ bỏ Italy. Leopold I, vì thế, phản đối Hiệp ước phân chia thứ hai. Đây là những vùng gắn liền với vương triều Habsburg, nhưng giờ đây nếu chống lại sự phân chia lãnh thổ Tây Ban Nha, Hoàng đế cũng hi vọng sẽ tạo được ấn tượng tốt đối với thần dân Madrid, nơi mà ý tưởng phân chia làm người dân ở đây kinh ngạc và tức giận.[15]

Tập tin:Carlos II of Spain anonymous portrait.jpgCarlos II, Vua của Tây Ban Nha (16651700). Khuyết danh. Cái chết của ông là khởi đầu của Chiến tranh Kế vị.

Trong suy nghĩ của các quan đại thần Tây Ban Nha, việc bảo vệ đế chế được nguyên vẹn không chia cắt và phải có một ông vua đủ mạnh để đảm bảo sự toàn vẹn đó là rất cần thiết.[16] Việc đảm bảo đế quốc Tây Ban Nha thống nhất dưới thời vị vua kế nhiệm là mục tiêu chính trong những năm cuối đời Carlos II, nhưng các quý tộc, dẫn đầu là Hồng y Portocarrero, biết được rằng quân sự đất nước họ nhờ nhiều vào ân huệ của Pháp và Áo, thiếu lực lượng hải quân, có thể không có hi vọng để hiện thực hóa ước muốn đó. Do đó, Carlos II, đang nằm trên giường bệnh, cùng với các quan, đã ký vào bản di chúc cuối cùng ngày 3 tháng 10 năm 1700, khôi phục quyền kế vị cho Maria Theresa và trao toàn bộ đế quốc cho cháu của Louis XIV, Philippe, Công tước xứ Anjou. Vì Philippe không phải là người đứng đầu danh sách kế vị ở Pháp (sau thái tử và Công tước Burgundy), chính phủ Tây Ban Nha hi vọng rằng thỏa thuận này sẽ đạt được sự đồng thuận của các cường quốc châu Âu, vốn lo sợ về sự thống nhất giữa Pháp-Tây Ban Nha với một ngai vàng duy nhất. Nếu Philippe qua đời hoặc từ chối, ngai vàng sẽ trao cho hoàng đệ của ông ta, Công tước Berry; nếu tất cả họ từ chối, quyền kế vị sẽ thuộc về Đại Công tước Charles.[17]

Sự thừa nhận Công tước Anjou là Quốc vương Tây Ban Nha với vương hiệu Felipe V, 16 tháng 11 năm 1700 bởi François Gérard.

Vua Carlos II của Tây Ban Nha chết ngày 1 tháng 11 năm 1700. Louis XIV lúc này đối mặt với tình thế khó xử mà bản thân ông thừa nhận là khó xử. Nếu ông cấm Công tước xứ Anjou chấp nhận ngai vàng Tây Ban Nha và thay vì tôn trọng Hiệp ước phân vùng thứ hai – mà Leopold I đã từ chối công nhận – thì Đại Công tước Charles chắc chắn sẽ là nhà vua Tây Ban Nha và tất cả các thuộc địa, theo chúc thư cuối cùng của Carlos II. Nhà Habsburg sẽ tạo dựng được một sức mạnh rất lớn trong khi Pháp chẳng được gì, và chiến tranh với Tây Ban NhaÁo là không thể tránh khỏi. Còn chấp nhận chúc thư của Carlos II cũng có nghĩa là chiến tranh với Leopold I, nhưng trong trường hợp như vậy Pháp sẽ có sự ủng hộ của Tây Ban Nha và dòng họ Bourbon sẽ nối đời cai trị vương qốc này. Trong bất kì trường hợp nào nhà vua cũng cho rằng Các cường quốc hàng hải vẫn lo lắng cho hòa binh, và họ sẽ đứng trung lập hoặc tham gia hờ hững, miễn là Pháp và Tây Ban Nha không thống nhất là được. Với lý do như vậy, Louis XIV quyết định chấp nhận ý muốn cuối cùng của Carlos II, và gửi hoàng tôn đến Madrid để lên ngôi trở thành Felipe V của Tây Ban Nha.[18]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Chiến_tranh_Kế_vị_Tây_Ban_Nha //books.google.com/books?id=RIQioWcVxnkC //books.google.com/books?id=zGk1kgEACAAJ http://www.spanishsuccession.nl/1702.html http://www.british-history.ac.uk/report.asp?compid... http://www.a2a.org.uk/search/documentxsl.asp?com=1... http://books.google.com.vn/books?id=-PMNAAAAQAAJ&p... http://books.google.com.vn/books?id=4LPODzLgDVEC&p... http://books.google.com.vn/books?id=8sxZmp_EzncC&q... http://books.google.com.vn/books?id=JwFoAAAAMAAJ&q... http://books.google.com.vn/books?id=SQRoAAAAMAAJ&q...